Dự Trù Chi Phí Từ A - Z Kinh Phí Để Mở Một Khu Vui Chơi

Đăng bởi Nguyễn Xuân Nghĩa
Thứ Wed,
06/03/2024

Dự Trù Chi Phí Từ A - Z Kinh Phí Để Mở Một Khu Vui Chơi

Dạo gần đây, em thấy có rất nhiều khu vui chơi mới mở cửa được vài ba tháng đã thanh lý vì lí do thua lỗ. Có thể bởi vì mọi người mới tham gia lĩnh vực này, chưa dự trù được hết các kinh phí, nên không thể duy trì được. Khi mở một cửa hàng kinh doanh, mọi người liệt kê các chi phí chi tiết đến đâu thì tốt đến đó. Sau đây Trò Chơi Vận Động xin thống kê các khoản kinh phí cần cho một khu vui chơi:

Dự Trù Chi Phí Từ A - Z Kinh Phí Để Mở Một Khu Vui Chơi

1. Kinh phí mặt bằng Mặt bằng của khu vui chơi nó sẽ có đặc trưng một chút là cần rộng. Mở một quán ăn, mọi người không cần mặt bằng mà trải luôn ra vỉa hè cũng được. Nhưng khu vui chơi thì mặt bằng cần rộng, nên làm từ 200m2 trở lên. Có thể làm bé hơn nhưng nếu vậy thì mình nên kết hợp thêm các dịch vụ khác như nước uống, đồ ăn vạt, cà phê, siêu thi,.... Nếu gia đình có sẵn mặt bằng thì mọi người sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá. Còn không thì một diện tích lớn như vậy, lại ở vị trí thu hút và đông dân cư thì giá thuê sẽ rất cao.

Dự Trù Chi Phí Từ A - Z Kinh Phí Để Mở Một Khu Vui Chơi

2. Kinh phí sửa chữa mặt bằng Khi thuê được một mặt bằng ưng ý rồi thì chúng ta cần để ý đến một số chi tiết như:

- Nhà vệ sinh

- Làm dịch vụ, đặc biệt đối tượng là các bạn nhỏ nên nhà vệ sinh cần sạch sẽ, rộng rãi một chút.

- Hệ thống điện

- Hệ thống đèn

- Loa đài

- Hệ thống nước

- Lắp đặt máy lạnh

- Quạt thông gió

- Cửa cuốn

- Nền

- Bàn ghế, chỗ ngồi chờ cho phụ huynh

- Biển hiệu

- Trang trí ở khu vui chơi thì không quá cầu kì lắm. Có thể vẽ tranh tường, treo tranh bạt,...

- Chi phí công thợ sửa chữa

3. Kinh phí thiết kế mặt bằng

4. Kinh phí lắp đặt đồ chơi

- Thợ lắp đặt

- Nhà liên hoàn

- Bể bóng

- Leo núi

- Đu quay

- Trải thảm

- Bọc an toàn

- Các đồ chơi rời như xe chòi, bập bênh

- Máy game

- Màn ném bóng cảm ứng

- Quầy thu

- Thú nhún điện......

Phần này em khuyên thật là nên thuê ít nhất là làm những đồ lắp ráp, thiết kế. Còn những đồ rời mình có thể tự mua cũng được. Người thiết kế sẽ tư vấn cho mình nên có những trò chơi gì để phù hợp với chi phí và mặt bằng. Cái này có thể mua mới hoặc thanh lý. Mua thanh lý thì chi phí ban đầu sẽ thấp hơn rất nhiều, còn mới thì giá sẽ rất cao. Thanh lý cho vui chơi chi tầm 100-150 triệu tùy mô hình, còn thiết kế có thể gấp đôi hoặc gấp 3 với cùng danh sách trò chơi.

5. Chi phí đăng ký kinh doanh và thuế

6. Chi phí khai trương

7. Chi phí hoạt động

- Thuê nhân viên

- Quảng cáo, Marketing

- Cái này cần làm lâu dài và làm cẩn thận. Chính vì làm cái này không tốt nên mới có cái gọi là "Ế"

- Chi phí in ấn, tờ rơi, voucher

- Chi phí quản lý, app quản lý

- Chi phí sửa chữa, bảo trì

- Cái này nhiều hay ít lại phụ thuộc vào nguồn hàng đồ chơi ban đầu. Hàng thanh lý nhanh xuống cấp thì nhanh và thường xuyên phải bảo trì hơn.

- Chi phí điện, nước, rác

- Phí internet

- Các vật dụng khác như nước lau sàn, chổi, chổi lau,.. Và tất cả chi phí này mọi người nên tính trong vòng 6 tháng. Vì phải mất ít nhất khoảng 6 tháng thì khu vui chơi mới đi vào ổn định được. Mọi người đừng tính trong vòng 1-2 tháng, lúc đấy không có đủ kinh phí hoạt động lại

-st-

icon icon icon
popup

Số lượng:

Tổng tiền: